HOTLINE : 1900 6446

Hỗ trợ khách hàng
1
Tại sao giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 khác với chỉ số VN30 hiện tại? Có khi nào hai mức giá này bằng nhau không?

Chênh lệch giữa giá Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (giá tương lai) và chỉ số VN30 (giá hiện tại) chủ yếu do "chi phí lưu trữ" giữa hai thời điểm. Nguyên nhân là để mua được một rổ cố phiếu tương đương gồm 30 cổ phiếu cấu thành trong VN30 theo tỷ lệ tương ứng, Khách hàng sẽ phải bỏ ra một số tiền ban đầu và do đó phải chịu một khoản chi phí lãi vay trên số tiền bỏ ra. Bên cạnh đó, các cổ phiếu trong danh mục VN30 có thể chi trả cổ tức và tạo ra thu nhập cho người đang nắm giữ. Dòng cổ tức này có thể bù đắp phần nào chi phí lãi vay đã phát sinh. Tại Việt Nam thì chi phí lãi vay thường cao hơn cổ tức thực nhận, do đó “chi phí lưu trữ” thường có giá trị dương.

Do người mua Hợp đồng tương lai không phải chịu chi phí lưu trữ phát sinh từ việc mua rổ cổ phiếu và giữ đến ngày đáo hạn, họ sẽ chấp nhận chi trả khoản chênh lệch tương đương chi phí này cho người bán. Độ lớn của khoản chênh lệch giữa giá hợp đồng tương lai và chỉ số hiện tại phụ thuộc vào lãi suất vay, tỷ suất cổ tức của rổ chỉ số, và thời điểm đáo hạn hợp đồng.

Càng gần đến ngày đáo hạn, giá hợp đồng tương lai chỉ số sẽ tiến gần đến mức chỉ số trên thị trường cơ sở. Tại ngày đáo hạn thì hai mức giá này sẽ bằng nhau theo quy định về giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai chỉ số tại thị trường Việt Nam.

2
Lãi/Lỗ vị thế trong ngày của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được tính toán thế nào?
  • Đóng các vị thế được mở mới trong ngày:

Lãi/lỗ vị thế = (Giá đóng vị thế - Giá mở vị thế) x Hệ số nhân x Số lượng hợp đồng

  • Đóng vị thế có sẵn trong phiên:

Lãi/lỗ vị thế = (Giá đóng vị thế - Giá thanh toán cuối ngày giao dịch gần nhất) x Hệ số nhân x Số lượng hợp đồng.

  • Giữ vị thế có sẵn đến hết ngày giao dịch (Không phải ngày giao dịch cuối cùng):

Lãi/lỗ vị thế = (Giá thanh toán cuối cùng – Giá thanh toán cuối ngày giao dịch gần nhất) x Hệ số nhân x Số lượng hợp đồng.

  • Giữ bị thế có sẵn đến cuối ngày giao dịch cuối cùng (Ngày đáo hạn hợp đồng)

Lãi/lỗ vị thế = (Giá thanh toán cuối cùng – Giá thanh toán cuối ngày giao dịch gần nhất) x Hệ số nhân x Số lượng hợp đồng.

  • Lãi/lỗ vị thế của một hợp đồng từ khi mở vị thế đến khi đóng vị thế bằng tổng lãi/lỗ vị thế tại tất cả các ngày giaod ịch trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
3
Thế nào là thanh toán hàng ngày?

Khác với chứng khoán cơ sở, lãi/lỗ từ chênh lệch giá phát sinh khi giao dịch phái sinh được thanh toán hằng ngày thay vì việc chỉ thanh toán sau khi nhà đầu tư bán đi cổ phiếu đang nắm giữ. Tại thời điểm cuối ngày giao dịch, toàn bộ lãi/lỗ đối với các vị thế đang nắm giữ và cả lãi/lỗ đối với các vị thế đã đóng trong phiên sẽ được ghi nhận và thanh toán cho khách hàng.

Việc thanh toán lãi/lỗ hàng ngày giúp giảm thiểu rủi ro hợp đồng phái sinh khi đáo hạn không được thanh toán đầy đủ.

4
Tôi sẽ phải chịu những chi phí gì khi tham gia giao dịch Chứng khoán Phái sinh?

Khi tham giao giao dịch Chứng khoán Phái sinh, Khách hàng sẽ phải chịu các khoản chi phí sau:

  • Phí giao dịch của Công ty Chứng khoán: Đây là mức phí nhà đầu tư phải trả cho Công ty Chứng khoán nơi khách hàng mở tài khoản và thực hiện giao dịch. Mức phí này áp dụng cho cả hai vị thế mua/bán.
  • Phí giao dịch của Sở Giao dịch: Áp dụng theo biểu phí quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
  • Phí quản lý vị thế (qua đêm) và phí quản lý tài sản ký quỹ của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC): Áp dụng theo biểu phí quy định của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán.
  • Thuế: Áp dụng theo quy định về thuế đối với sản phẩm phái sinh.
  • Các phí dịch vụ khác.

Quý khách có thể xem chi tiết Biểu phí tại đây

5
Đầu ngày tôi nộp tiền lên tài khoản ký quỹ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) và cuối ngày rút hết tiền về số dư = 0 thì tôi có bị tính phí quản lý tài sản ký quỹ không?

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) tính phí quản lý tài sản ký quỹ trên số dư cuối ngày, nếu cuối ngày số dư = 0 thì sẽ không thu phí này.

Lưu ý: Quý khách nên rút tiền từ tài khoản ký quỹ trước 15h45 các ngày làm việc. Nếu số tiền chưa được rút thành công vẫn bị tính phí quản lý tài sản ký quỹ.

6
Khi giao dịch Chứng khoán Phái sinh sẽ được lợi gì và gặp những rủi ro gì?

Lợi ích

Rủi ro

Phòng hộ rủi ro: Nhà đầu tư có thể giảm thiểu các rủi ro về biến động về giá của một loại tài sản bằng việc tham gia Hợp đồng tương lai.

Với đặc tính giá biến động lớn và nhanh do tỷ lệ đòn bẩy cao. Khi giá của hợp đồng tương lai biến động theo chiều hướng có lợi thì nhà đầu tư có thể ghi nhận một khoản lãi lớn trên giá trị ký quỹ ban đầu. Nhưng ngược lại, khi giá hợp đồng biến động theo chiều hướng bất lợi, nhà đầu tư có thể sẽ phải chịu những khoản thiệt hại lớn trên khoản ký quỹ trong thời gian rất ngắn.

Đầu cơ: Nhà đầu tư có thể kiếm lời với giá trị lớn dựa trên một khoản ký quỹ có giá trị nhỏ

- Khi giá trị ký quỹ của nhà đầu tư xuống thấp hơn mức cho phép (mức Ký quỹ duy trì), nhà đầu tư phải nhanh chóng bổ sung ký quỹ. Nếu không bổ sung ký quỹ kịp thời, nhà đầu tư buộc phải đóng một phần/toàn bộ vị thế đang nắm giữ để đưa tài khoản về mức an toàn.

 

Tìm kiếm cơ hội từ chênh lệch về giá: Giá của Hợp đồng tương lai và giá của Tài sản cơ sở của Hợp đồng thường biến động giống nhau, tuy nhiên trong một số trường hợp hai sản phẩm trên có biến động khác nhau, nhà đầu tư có thể tìm kiếm được lợi nhuận chênh lệch giá mà không phải bỏ ra bất kỳ khoản tiền nào.

 

Tổng số lượng Hợp đồng tương lai lưu hành không bị giới hạn: Khác với cổ phiếu hay trái phiếu, Hợp đồng tương lai không có khái niệm tổ chức phát hành. Số lượng hợp đồng lưu hành trên thị trường phụ thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư.

 

- Nhà đầu tư được trải nghiệm một số tính năng như thực hiện Bán khống, giao dịch T+0, chốt lãi/lỗ ngay trong ngày.

 

- Nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một số tiền (ký quỹ) bằng một phần giá trị của Hợp đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia. Đây chính là Lợi thế đòn bẩy của Hợp đồng Tương lai.